BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA GIAO THÔNG

DEPARTMENT OF TRAFFIC CONTROL & AUTOMATION ENGINEERING

Địa chỉ: P507 nhà A6, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Số 3 Cầu Giấy, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.
Điện thoại: (84-24) - 37664047                DĐ: 0989.128.262               E-mail: bmthgt@utc.edu.vn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Sơ lược về bộ môn

  • Bộ môn Điều khiển và Tự động hóa giao thông tiền thân là bộ môn Điện giao thông thành phố và Thông tin - tín hiệu bắt đầu thực hiện đào tạo đại học từ năm 1968, là một trong những bộ môn truyền thống của Trường Đại học giao thông vận tải.
  • Bộ môn đã đào tạo, tham gia đào tạo hàng nghìn kỹ sư, thạc sỹ công tác trong các lĩnh vực điện, điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giao thông trên cả nước.
  • Bộ môn quản lý ba chuyên ngành đào tạo đại học: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa giao thông, Thông tin tín hiệu, Kỹ thuật tín hiệu đường sắt; một chuyên sâu đào tạo Thạc sỹ: Kỹ thuật điều khiển giao thông. Các chuyên ngành và chuyên sâu đều nằm trong mã ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
  • Đội ngũ giảng dạy hiện tại gồm 05 giảng viên: trong đó có 01 Phó giáo sư, 02 Tiến sỹ, 02 Thạc sỹ.
  • Cơ sở vật chất: gồm 01 phòng làm việc tại 507 - A6; 01 phòng thí nghiệm phục vụ Đào tạo và Nghiên cứu khoa học tại phòng 304 - A4.
  • Bộ môn Điều khiển và Tự động hóa giao thông có mối liên kết chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành giao thông vận tải trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa nói chung và trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng. 

Nhiệm vụ đào tạo:

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo kỹ sư có đạo đức tốt, có khả năng làm việc, có chuyên môn vững để có thể tư vấn, nghiên cứu, thiết kế, khai thác, vận hành quản lý các hệ thống thiết bị trong các lĩnh vực:

  • ✓ Điện - Điện tử, kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa;
  • ✓ Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa giao thông, Thông tin tín hiệu, Kỹ thuật tín hiệu đường sắt;
  • ✓ Đánh giá độ tin cậy và đảm bảo an toàn các hệ thống điều khiển, đặc biệt trong giao thông.

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và các chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến, phù hợp với yêu cầu thực tế Việt Nam.

Hệ đào tạo đại học: Tập trung chính quy, theo học chế tín chỉ, thời gian đào tạo 4,5 năm; hệ vừa làm vừa học theo hệ thống niên chế.

Hệ đào tạo sau đại học: Hệ cao học chính quy ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, chuyên sâu Kỹ thuật điều khiển giao thông, thời gian đào tạo 1,5 năm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa với một trong ba ba chuyên ngành có thể làm việc trong các lĩnh vực:

  • ✓ Làm việc trong lĩnh vực Điện – Điện tử;
  • ✓ Thiết kế, thi công, vận hành, quản lý trong lĩnh vực Điều khiển và Tự động hóa;
  • ✓ Đánh giá, đảm bảo độ tin cậy, an toàn trong các lĩnh vực công nghệ;
  • ✓ Tự động và điều khiển từ xa trong các lĩnh vực công nghiệp;
  • ✓ Xây dựng và quản lý vận hành các hệ thống điều khiển giao thông đô thị trên cả nước;
  • ✓ Xây dựng, quản lý hệ thống điều khiển và tự động hóa các tuyến đường sắt, đường bộ truyền thống;
  • ✓ Xây dựng và quản lý vận hành hệ thống điều khiển và tự động hóa các tuyến đường sắt đô thị: Tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội (8 tuyến) và Thành phố Hồ Chí Minh (15 tuyến);
  • ✓ Nghiên cứu, xây dựng các hệ thống điều khiển đường sắt, đường bộ cao tốc;
  • ✓ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống Giao thông thông minh.

Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

✓ Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất có trang bị các hệ thống Điện – Điện tử, Điều khiển - Tự động hóa. Bao gồm các công việc liên quan đến:

+ Hệ thống Giao thông thông minh;

+ Các hệ thống điều khiển nhúng, dây chuyền công nghệ trong khu công nghiệp (Samsung, Toyota, Honda, …);

+ Tự động hóa các dây chuyền sản xuất;

+ Các hệ thống điều khiển, giám sát: quản lý tòa nhà thông minh, bãi đỗ xe tự động, hệ thống thu soát vé tự động, quy trình công nghệ, …

✓ Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong Giao thông vận tải; Phòng quản lý, khai thác hệ thống điều hành giao thông các tỉnh thành, các trung tâm điều hành đường cao tốc; Các công ty tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ giao thông; Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Các công ty quản lý vận hành Đường sắt đô thị.

✓ Bộ Giao thông vận tải, sở Giao thông vận tải các tỉnh, Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt, các Ban Quản lý dự án.

✓ Nghiên cứu, xây dựng hệ thống Giao thông thông minh;

✓ Viện nghiên cứu, trung tâm Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Cao đẳng thuộc lĩnh vực Điều khiển - Tự động hóa trong công nghiệp và giao thông vận tải.