BỘ MÔN ĐIỀU KHIỂN HỌC
DEPARTMENT OF CYBERNTICS
Lịch sử đào tạo chuyên ngành
Mốc lịch sử đầu tiên đánh dấu sự có mặt của lĩnh vực khoa học Điều khiển -Tự động hoá trong trường Đại học GTVT được ghi nhận bằng sự ra đời của bộ môn Đo lường thuộc khoa Cơ khí năm 1979 với các trưởng bộ môn lần lượt là KS Bùi Quang Ngạn (1979-1982), PGS.TS. Trần Văn Khuê (1981-1984). Năm 1984 bộ môn được đổi tên thành Tự động hoá - Đo lường do TS. Vũ Quốc Trường làm trưởng bộ môn và sau đó là TS. Lê Đức Bình (1987-1991). Để tập hợp đội ngũ cán bộ đủ mạnh về số lượng và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ đào tạo lớn hơn, năm 1991 bộ môn Kỹ thuật điện và bộ môn Tự động hoá - Đo lường được kết hợp lại thành bộ môn Kỹ thuật điện - Tự động hoá - Đo lường do PGS.TS. Lê Tòng (1991), TS. Lê Mạnh Việt (1992-1997), TS. Lê Hùng Lân (1997) lần lượt làm trưởng bộ môn. Cũng trong thời kỳ này, nắm bắt được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về Tự động hoá của xã hội, bộ môn đã được Bộ Giáo dục và đào tạo và lãnh đạo nhà trường cho phép mở ngành đào tạo Kỹ sư Điều khiển học kỹ thuật trong GTVT bắt đầu từ năm học 1995-1996 (khoá 35).
Sự ra đời của chuyên ngành đào tạo Điều khiển học kỹ thuật trong GTVT nói trên đã đặt ra nhu cầu thành lập một bộ môn độc lập phụ trách phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Đó là cơ sở để ngày 30/12/1997 Hiệu trưởng trường Đại học GTVT ra quyết định số 1093/TCCB thành lập bộ môn Điều khiển học trên cơ sở tách ra từ bộ môn Kỹ thuật điện - Tự động hoá - Đo lường.
Bắt đầu từ năm 1997 (khoá 37), bộ môn được giao thêm nhiệm vụ đào tạo tại cơ sở 2 của trường tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ môn Điều khiển học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Tự động hoá từ năm 2002 và Tiến sĩ Tự động hóa từ năm 2005.
Năm 2014 quyền trưởng bộ môn Điều khiển học là ThS. Nguyễn Trung Dũng.
Ngày 01/7/2015 Nhà trường bổ nhiệm TS. Nguyễn Văn Tiềm làm trưởng bộ môn Điều khiển học.
Chức năng nhiệm vụ
Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa.
Các bậc đào tạo bao gồm:
- Đại học: Chuyên ngành Tự động hóa - mã số 7.52.02.16.02 (thuộc ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa);
- Thạc sĩ: Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - mã số 8.52.02.16;
- Tiến sĩ: Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa - mã số: 9.52.02.16
ở cả hai cơ sở của trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quá trình phát triển Bộ môn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo được giao. Các giảng viên bộ môn đã công bố hơn 100 bài báo, báo cáo khoa học trên các tạp chí, hội nghị khoa học, trong đó có hơn 50 công trình công bố trên các diễn đàn quốc tế. Chủ trì và tham gia nhiều hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
Quy mô đào tạo hàng năm: 100 sinh viên Đại học, 30 học viên Cao học, 5-10 NCS.
Chi tiết về Bộ môn Điều khiển học có thể tham khảo mục Lịch sử hình thành trên website: http://feee.utc.edu.vn.