NGÀNH KỸ THUẬT ROBOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO.

Ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo – Nhu cầu nguồn nhân lực lớn trong bối cảnh công nghiệp 4.0

 

- Tên ngành đào tạo tuyển sinh: KỸ THUẬT ROBOT VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

- Mã ngành xét tuyển: 7520218

- Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D07, D01.

- Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 sinh viên

- Thời gian đào tạo và bằng tốt nghiệp: 4 năm - Bằng Cử nhân; 5 năm - Bằng Kỹ sư

- Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 140 tín chỉ - Cử nhân, 180 tín chỉ - Kỹ sư

Robot AI bày đàn thu thập số liệu và cảnh báo cháy rừng

 

1. Nhu cầu việc làm trình độ đại học ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo

Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo là ngành mới, kết hợp giữa kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo nhằm tạo ra các robot, máy móc và hệ thống tự động hóa sản xuất thông minh. Đây là ngành đào tạo liên ngành điện-điện tử, cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin.

Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo ở nước ta được xếp vào nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử để “điều hướng” phần thông minh của robot đồng thời lập trình cho robot những tính năng nhất định phục vụ từng mục đích cụ thể. Để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, trong Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, hướng đến năm 2025, Việt Nam đặt ưu tiên vào robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao. Xu hướng sử dụng robot đòi hỏi doanh nghiệp phải có lao động có tay nghề cao. Thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt những tập đoàn lớn như Samsung, Toshiba, Vinfast, Trường Hải, … đang có nhu cầu rất cao về tự động hóa và robot giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, doanh nghiệp cần các kỹ sư về robot, dây chuyền sản xuất công nghiệp ... đòi hỏi khả năng xử lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, điều khiển thông minh, … Trong lĩnh vực giao thông vận tải, robot thông minh có nhiều ứng dụng mạnh, đặc biệt là xe tự hành và các robot di động phục vụ vận tải hàng hóa khoa bãi logistics.